Còn trong sử sách

Ngói đã rêu phong

Chuyến đi đã kết thúc, hình chụp cũng khá nhiều. Nhưng để viết thành một bài thì… thật khó! “Trưởng đoàn” viết xong bài chùa Dâu, đánh máy đã xong, in ra đọc lại, phải sửa chữa, sửa chữa, cho đến giờ vẫn chưa xong. Người đọc chờ mãi chẳng thấy tăm hơi, nhắn tin hỏi thăm. 

Ba ngôi chùa chính là chùa Dâu – Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi; chùa Kiến Sơ – Tổ Vô Ngôn Thông; chùa Trấn Quốc – Tổ Thảo Đường.

Lúc vào chùa Kiến Sơ, tìm mãi chẳng thấy tổ Vô Ngôn Thông ở đâu, tìm hỏi mới được chỉ đến một pho tượng không ghi tên. Di tích thì chẳng còn gì. Chỉ còn trong sử sách.

Chỉ còn trong sử sách, họa hoằn có một bia đá ghi năm tháng, cũng mờ nhạt.

Đôi khi nghe kể sự tàn phá không còn vết tích, người viết phải thốt lên, “chiến tranh vô tình làm sao!” và có nhà khảo cổ cũng đã thốt “Thời gian vô tình làm sao!”. 

Người sau xây dựng lại, đọc trong sử sách, mường tượng lại hình dáng người xưa và tạc tượng. Như khi ghé chùa Hương Hải, ngày xưa ni sư Diệu Nhân trụ trì. Vị trụ trì nơi đó ngày nay, đưa vào nhà Tổ, nói rằng, vì Thiền sư Diệu Nhân là công chúa, nên ắt hẳn phải đẹp, và tạc tượng như thế này. Cũng may nơi đây còn một tấm bia ghi “Hương Hải tự”, năm tháng thì chưa đọc ra, cần có chút thời giờ tra cứu.

Mọi thứ dường như vô tình. Nếu không có bộ sách “Thiền Uyển Tập Anh” ghi lại, thì mọi thứ biến mất, như chưa từng có trên đời.

Xin hẹn, những bài viết sẽ ghi lại dần, vì những gì chụp hình được, đều là sự trùng tu thời gian gần đây. Thoảng hoặc mới có một bia cổ cách đây vài trăm năm. Còn ngàn năm xưa, thì đành:

Vạn sự thủy lưu thủy,
bách niên tâm ngữ tâm!

Chùa Dâu (tt)

(Tiếp theo 2)
 
Có nơi rêu phong, có nơi trùng tu, có nơi tu sửa… Nếu không có Hòa thượng phục hưng lại dòng thiền, thì chính mình nếu có đi Bắc cũng chỉ là du lịch tham quan. Và chùa Dâu chỉ là những bài đã học trong Sử Phật Giáo Việt Nam, rằng đầu công nguyên đã có sự phát triển Phật giáo tại nước ta sớm nhất, hơn cả bên Trung Hoa. 
Ngày xưa đi chùa, thấy nơi hậu Tổ thờ ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi, nghe tên chẳng có một ấn tượng gì.

 

Bây giờ đứng nơi đây, hỏi thăm tượng Tổ, được chỉ vào một nơi, sau khi chụp hình, thấy hoa quả che khuất, đoàn bèn xin phép dời lọ hoa để ghi lại bức tượng được ghi tên là Tỳ Ni Đa Lưu Chi.

 
Giống hay không thì không ai trả lời được, như đức Phật, ở quốc độ nào thì tạc theo người ở quốc độ đó. Thêm nữa, tượng tạc tùy cái nhìn của người tạc. Có những bức tượng, người mình quen biết, khi nhìn tượng thấy chẳng giống chút gì, lòng xốn xang, nhưng rồi thầm nghĩ, vài trăm năm nữa, người sau nhìn thấy bức tượng đó cho là thiền sư… Thì cũng như mình bây giờ nhìn các tượng được tạc tại các chùa mà thôi. Lúc đó có ai mà bận tâm có giống hay không.
 
Tuy nghĩ thế nhưng có những bức tạc, thật lòng cũng còn chưa đồng ý.
Vì ý người người tạc và ý con cháu của bức tượng chẳng “đồng” nhau. Có lẽ người tạc phải cho là giống mới đem đến tặng chủ nhân chứ nhỉ. Mới biết cái đất-nước-gió-lửa này khi đã tu hội ổn định thêm vào chút tâm ý thì phiền toái giữa mình và người phát sanh. Chủ nhân thì chỉ cười còn con cháu thì lắm phen điên đảo.
 
Từ hành lang nhìn sang chánh điện qua hàng hoa mộc, hoa mộc nơi chùa miền Bắc khá nhiều. Nơi đây gọi chánh điện là Tam Bảo. Ban đầu chưa quen, trong khi mình đi tìm hỏi Chánh điện, cứ nghe mời vào Tam Bảo!
 
Nhưng đến giờ, đang ghi lại, vẫn chưa định hình được vị trí các nơi trong chùa. Dự định ngày mai, sẽ trở lại chùa Dâu lần nữa, nhưng đủ duyên hay không, chỉ có duyên mới biết.
 

Chùa Dâu (tiếp theo)

Bây giờ nói tiếp chuyện đi tham quan.

Từ cổng nhìn vào, chụp được hình thế này

Đến dãy nhà ngang, nơi đó viết thư pháp đầu năm. 












Nhìn “Ông Đồ” ngày nay, nhớ Ông Đồ sống mãi trong lòng người học trò miền nam – chỉ biết hoa đào và ông Đồ qua bài thơ, chớ nào biết hoa đào là hoa gì! Bao nhiêu năm qua, thời học trò đã qua, mà bài thơ còn đọng lại.

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Vũ Đình Liên)
1936

“Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ”, thật đúng với tâm trạng người đang đứng trước ngôi chùa cổ. Bâng khuâng thật các bạn nhỉ. 

May mắn tìm được một hình sơ đồ (Sẽ vẽ lại sơ đồ chi tiết sau), giúp định hình cách bố trí trong chùa.

Qua dãy nhà ngang đến tháp Hòa Phong. Nhìn chú sóc và chú cừu đá. Chưa hiểu vì sao lại là con cừu nhỉ. Và nơi tháp lúc nào cũng đông đảo người đứng quanh chụp hình. Chuyện về tháp khá dài, các bạn sẽ đọc nơi bài viết của trưởng đoàn. Còn bây giờ chúng ta thưởng thức 18 vị La Hán ở hai hành lang dọc hai bên nhà chính.

( hình này bên trái. Tượng bằng đất)
9 tượng này bên tay trái, hình ảnh nhìn cũng khá sống động
Các hình tượng La Hán mỗi chùa tạc một khác, có những nơi tạc đến 500 vị La Hán, nhìn như một hội chúng, mỗi người làm một việc. Có khác chúng ta chỉ ở điểm, các vị làm với tâm vui vẻ, không chấp vào việc mình làm. Mình khó là La Hán chỉ vì: 
 
Đời mấy ai lợi danh không màng đến,
Đời mấy ai luôn làm mà công quên. (nhạc thầy Huệ)
 
Cảnh nào cũng nhắc sự trở về để khỏe tâm, chỉ tiếc là tâm bận rộn quá, không thấy gì ngoài những điều tâm đang chú mục.
(Còn tiếp)

 

Chùa Dâu

Trong Thiền Uyển Tập Anh, dòng thiền đến phương Nam trước thời
nhà Trần là Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường
Dòng thiền đến sớm nhất là Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Tổ đến chùa Pháp Vân,
gọi là chùa Dâu. Đây được chọn là điểm tham khảo đầu tiên.
 
Nhắc đến chùa Dâu là nhắc đến Luy Lâu.
Cổ thành Luy Lâu (羸婁) là thủ phủ của Giao Châu từ những năm 111 trước công nguyên. Hiện nay thuộc xã Khương Tự, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Khi đọc lại những khảo cứu của những nhà sử học quan tâm đến Luy Lâu, cho biết quanh thành cổ là sông Dâu. Và dòng sông đã bị
lấp từ lâu, có lẽ như lời thơ Tú Xương nói về dòng sông đã lấp:
 
Sông kia rày đã nên đồng,
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai,
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai,
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
 
Không biết có ai giật mình nghe tiếng gọi đò chăng, nhưng khi đặt chân đến vùng đất Dâu, thì giật mình khi thấy mọi dấu vết thành lũy chỉ còn một bờ đất chạy dài.
 
Bờ thành Luy Lâu
Những bài học từ thuở nhỏ bỗng chốc thoáng hiện, khi thành Luy Lâu, gắn liền với tên Sỹ Nhiếp (士燮). Thời nào cũng vậy, người nào thương dân, khiêm nhượng với các thuộc hạ, kính trọng các bậc sĩ phu không áp bức ai và có tính tình rất phóng khoáng, thì sống mãi trong lòng người. 
 
Sự mong đợi một cổ thành thoáng chốc tan đi, chỉ còn những chân cột bằng đá, và những bia đá được khai quật đã không còn đọc rõ chữ, để biết trong lòng bia kia đã chứa đựng những gì. Bây giờ chứng tích khai quật chỉ để biết rằng xưa kia nơi đây có một cổ thành, có một dòng sông… Có những bia đá lặng thinh không lời, mặc cho mọi người phỏng đoán những gì đã từng được gởi gắm nơi bia đá.

1- Chùa Dâu
  
Tết nên người viếng chùa khá đông.
 
Cổng vào chùa Dâu, nhìn rêu phong
Nhìn cổng thì thất vọng đôi chút, nhưng thôi bỏ qua tiểu tiết, có lẽ để giữ lại những rêu phong của di tích, nên không thể trùng tu.
 
Hai câu đối ghi lại thế này:
九層塔百間禪北地伽藍
壹近市弍近江南天勝景
Cửu tầng tháp bách gian thiền bắc địa già lam
Nhất cận thị nhị cận giang nam thiên thắng cảnh.
 
Lúc ngay đó thì đọc không ra vì chữ “nhất” và chữ “nhị” viết theo lối trang trọng của chữ cổ! Thay vì nhất () và nhị () như chúng ta quen thấy.
 
Bước vào trong nhìn sơ đồ chùa Dâu:
 
 
Nhìn sơ đồ tại chùa Dâu, phía Đông Bắc là chùa Phi Tướng và thành cổ Luy Lâu, xa hơn nữa là chùa Dàn ở Phương Quan (chùa Dàn có tên chữ là “Trí Quả tự” thuộc thôn Phương Quan, xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh)
 
Ra đây mới biết “tên chữ” và “tên gọi”. Chẳng hạn chùa Bồ Đề ở phố Văn Trì, nên có tên chùa Văn Trì, Chùa Phúc Quang ở phố Đình Quán nên có tên chùa Đình Quán…
Và tên chữ chùa Pháp Vân (法雲寺), còn tên gọi là chùa Dâu.
 
Chùa nằm trong vùng đất Cổ châu nên còn gọi chùa Cổ Châu.
 
Chùa tên Diên Ứng (延應寺), theo truyền thuyết mỗi lần cầu mưa đều có linh ứng, hay còn thuyết nào nữa không, chưa nghe kể. Còn tấm bia “Phúc Nghiêm tự sự tích bi” niên đại Tự Đức thứ 26 (1873) đặt tại chùa Dâu cho biết đến thời Lý chùa Pháp Vân đổi tên là
“Diên Ứng”. Lúc đó tên chữ lại là Diên Ứng.
 
Chùa có rất lâu trước khi tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi đến, theo sử sách thẩm định chùa xây dựng khoảng 187 và hoàn thành năm 226, nhìn biên niên sử sẽ thấy thời Sỹ Nhiếp nhậm chức thái thú tại Giao Châu từ 187-226.
 Tổ đến vào năm 580 và mất năm 594. Trước khi đến đây, nếu đi đường bộ thì các tăng sĩ khi về phương Nam đếu qua chùa Chế Chỉ tại Quảng Châu, sau đó theo thương thuyền về Giao Châu là tiện nhất. Các nhà buôn từ phương Tây đến thường ghé Luy Lâu trước rồi đến Quảng Châu, nên Quảng Châu là trở về có lẽ vẫn theo đường như thế, và mường tượng như Tổ theo đoàn tàu từ Quảng Châu đến Luy Lâu, và dừng chân nơi chùa Dâu.
 
(còn tiếp)

Buổi chiều- Ngày thứ 11 trong chuyến đi – 16/10 Kamakura

Ngày thứ 11 trong chuyến
đi – 16/10 
Kamakura
 Buổi chiều.

 
Kencho-ji (Kiến Trường Tự)
Đây là ngôi chùa được xếp hạng nhất trong năm ngôi thiền tự
lớn tại Kamakura, và là thiền viện xưa nhất tại Nhật. Chùa được khởi công xây
cất theo lệnh của Thiên Hoàng Gofukakusa (Hậu Thâm Thảo Thiên Hoàng
後深草天皇 1227-1263) và hoàn thành vào niên hiệu
Kencho (1253) nên lấy niên hiệu làm tên.

Vị tổ khai sơn Kiến Trường Tự là ngài Rankei Doryu (Lan Khê  Đạo Long 蘭渓道隆
Lan-hsi Tao-lung 1213-1278)
một thiền sư Trung quốc thời nhà Tống. Ngài rời Trung quốc năm 1246, sang Nhật
dạy thiền, ở vài năm tại Kyushu và Kyoto trước khi đến Kamakura lập Kiến Trường
Tự. Khi Ngài thị tịch, thiên hoàng Gouda (Hậu Vũ Đa Thiên Hoàng
後宇多天tại vị 1274-1287) ban mấy chữ Daikaku Zenji (Đại Giác Thiền
大覚禅師). Đây là lần thứ nhất trong lịch sử Nhật Bản
một thiền sư được vua ban thụy hiệu.
Lâm tế Tông – Ngũ Sơn Đệ Nhất
KIẾN TRƯỜNG TỰ
Cự Phước Sơn
Issan
ichinei (Nhất Sơn Nhất Ninh
一山一寧 yīshān yīnín 1247-1317),
thiền sư Trung Quốc sang Nhật vào năm 1299, Sư được cử làm trụ trì đời thứ 10
tại Kiến Trường Tự. Sư cũng là một nhà thư pháp, nên ba chữ Cự Phước Sơn do Sư
viết.

(lưu
ý chữ cự có dấu chấm, khác với chữ cự
thường, mọi người gọi là bách quán điểm 百貫点là điểm chấm có giá trị trăm lần).

Sẵn đây xem một thư pháp
của Sư viết về bài kệ của Lục Tổ.

Đọc từ trên xuống, từ phải qua trái:
Bổn lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai.
 
Bước đến cổng chính, theo truyền thuyết cổng này còn tên Tanuki Mon (cổng Chồn).
 
Bắt đầu tham quan đi ngang cây tùng hơn 700 năm. Nghe tới cây Đỗ tùng 700 năm tự
dưng nhớ đến lúc Thầy dẫn lên ngày đặt đá Yên Tử, có cây đa già cũng khoảng 700
năm! (Năm Kỷ Hợi -1293, Vua Trần Nhân Tông xây dựng chùa Lân). Xem ra cũng tương
đương với thời gian lập Kiến Trường.
 
Đến Chánh điện, rồi thăm pháp đường.
Trên
trần Pháp đường chỉ có một con rồng.
Kiến Nhân (Kyoto, Kinh Đô) thì
hai con rồng, chắc nơi đây (ToKyo, Đông Kinh) cần mưa ít hơn. Nhờ đi qua hai kinh đô, thật tình đến bây
giờ tôi mới phân biệt được sự khác nhau giữa Kyoto và Tokyo, một bên là cố đô,
một bên là thủ đô hiện tại.
Tuy hình chụp không rõ lắm, nhưng chính mình chụp vẫn thích hơn!
Nghe
Thầy dẫn giải về ngôi pháp đường này, bề dầy lịch sử khiến mọi sự vật như sống
động hơn.
Ngoài
ra, khi đi ngang thấy có vài người đang chép kinh, hỏi thăm mới biết hàng ngày
từ 10 giờ đến 15 giờ ở chùa Kencho-ji (Kiến Trường Tự) có tổ chức hội viết lại
kinh văn Phật giáo. Nếu có chút thời giờ cũng vào chép một bản rồi. Trên tờ
giấy có viết sẵn, mình chỉ đồ theo thôi, nhìn rất đẹp.
Bàn chép kinh, muốn vào chép cũng phải đóng tiền để mua giấy viết.
Trên
đường đến gặp ngài Kiết Điền Chánh Đạo, trụ trì chùa Kiến Trường hiện nay, Đoàn
đi ngang hồ nước với bãi cỏ xanh.
Hồ trong vườn mang hình dáng chữ tâm nên gọi là
Shin-ji Ike hay “hồ chữ Tâm”.
 
Được gặp Hòa thượng trụ trì:
Hòa thượng Kiết Điền Chánh Đạo
(Hòa thượng có một buổi nói chuyện với Đoàn, bài nói chuyện
này sẽ bổ túc sau khi Sư trụ trì viết xong.)
Nghe xong bài
nói chuyện, lòng rất phấn khích về việc tu học vẫn còn tiếp nối từ ngàn xưa “niêm hoa vi
tiếu” trên hội Linh Sơn. 
 
Được ưu tiên
vào thăm nội viện, nơi có những quy chế gắt gao cho những ai muốn dấn thân trên
con đường trở về.
Cổng vào Tăng đường là Tung Sơn Môn.
Tung Sơn môm
Được giới thiệu nơi người
xin tu học phải trải qua ba ngày kiên nhẫn chờ đợi, rồi năm ngày tĩnh tọa
nghiêm nhặt.
(Bổ túc hình mới nhận được nói về giai đoạn này):

Chiếu cố khước hạ



Qua được thử thách đó mới được nhận vào
Đại Triệt Đường.

Đại Triệt Đường
Đặc biệt trong Đại Triệt Đường thờ ngài Văn Thù tọa thiền, thường hình ảnh Văn Thù cỡi sư tử.
Bồ Tát Văn Thù
 Chỗ tọa thiền và nghỉ ngơi, được gọi là trường liên sàng. Xem hình sẽ thấy chỗ nghỉ
ngơi san sát nhau.
 
Nón và áo lao tác
 
Có một cây tùng, chứng nhân qua các thời đại. Nói gì qua năm tháng, những Người một đời chọn những
nơi thế này làm điểm khởi đầu trên đường về.
Cây cổ thụ trong Tăng Đường
Nghĩ về bậc
Thầy nơi quê nhà, Người một đời đặt lại niềm tin cho mỗi con người có duyên gặp
Thầy như những người đang đi chung với nhau đây, giúp mỗi người tự khơi sáng ngọn đèn tâm của
chính mình, mà mình đã quên.
Bài viết xin
tạm kết thúc nơi đây.
 
(Hết)


TB. Những ngày tại Nhật Bản rất cảm tạ Nhân, đã giúp Đoàn vì không ai biết tiếng Nhật! Nhưng nhất là đã vào viếng thăm Kiến Trường gặp Hòa thượng trụ trì, nghe nói chuyện và vào Tăng Đường nơi đây.
Đó là ấn tượng nhất với cảnh chùa tại Nhật hiện nay.
——–
 
Khi bổ sung xong những đoạn
chưa kịp nhớ ra, khoảng đầu tháng 12, sẽ để một bản PDF nơi đây, quý huynh đệ
có thể tải về xem cho dễ.

Ngày thứ 11 trong chuyến đi– 16/10: Kyoto – Yokohama – Tsurumi – Kamakura

Ngày thứ 11 trong chuyến
đi– 16/10: Kyoto – Yokohama – Tsurumi – Kamakura 

 
Đi tàu lửa cao tốc từ Kyoto đến thành phố Karakura.
Các chuyến tàu chạy cách nhau không nhiều, và nghe nói chỉ có mấy phút để lên
tàu, nên vừa thấy tàu đến là xem phải chuyến của mình không.
Chờ tàu đến đứng nhìn bâng quơ, thoáng nghĩ, mọi thứ
như đang chờ tàu đến, mình sẽ đi chuyến đã mua vé sẵn. Nên yên tâm, khi nào đi
sẽ có người nhắc cho biết. Hành lý càng gọn nhẹ thì càng khỏe, ôm đồm càng nhiều
càng khổ. Nếu thỉnh thoảng nhớ vậy, đời cũng nhẹ lo… con đường ai cũng phải
đi.

May là hành lý đã gởi đi trước từ hôm qua, bây giờ chỉ hành lý xách tay, nhưng nhìn chung cũng khá nhiều. Sự phát sinh bởi những hàng lưu niệm mỗi chỗ ghé thăm.

Lên tàu ngồi đâu đó yên ổn, nhìn tàu chuyển bánh rồi một thoáng ra khỏi ga tàu chạy vùn vụt, hình như tốc độ tới mấy trăm cây số giờ, nhìn cảnh vật lướt qua cửa sổ, mới nhìn chưa quen rất chóng mặt. Nghe nói tàu đi ngang núi Phú Sĩ, nhưng chưa định hình định hướng biết núi ở đâu mà nhìn! Nếu chưa từng thấy hình thì có gặp cũng chẳng biết! Chỉ thấy núi nào cũng như núi nấy!

 
“Chẳng mấy chốc” tàu đã đến, có thể nói như vậy – với tốc độ của tàu chạy.
 
Thành phố Kamakura (tiếng Nhật: 鎌倉市 Kamakura-shi; Hán-Việt:
Liêm Thương thị) là một đơn vị hành chính cấp hạt của Nhật Bản thuộc tỉnh
Kanagawa. Thành phố này được thành lập từ năm 1939. Tuy nhiên, cái tên Kamakura
của vùng đất này đã có từ rất lâu.Kamakura nằm ở phía Tây bán đảo Miura. Phía
Nam trông ra vịnh Sagami. Ba phía Bắc, Đông và Tây có những dãy núi bao bọc.
Ngũ sơn tại Nhật Bản thì thay đổi theo thời
đại, vương triều, đến năm 1386 mới ổn định.
Tại Kiếm Thương (Kamakura) Ngũ sơn được kể:
1- Chùa Kenchō
(Chùa Kiến Trường
建長寺)
2- Chùa Engaku (Viên Giác Tự圓覺寺)
3- Chùa Jufuku (Thọ Phước Tự壽福寺) ở núi Quy Cốc龜谷山. Chùa này cũng mời ngài Vinh tây đến khai sơn. Dòng kế thừa:
Thối Canh Hành Dũng (退耕行勇), Vô Bổn Giác Tâm (無本覺心),
Viên Nhĩ Biện Viên (
圓爾辨圓), Đại Hiết
Liễu Tâm (
大歇了心), Lan Khê
Đạo Long (
蘭溪道隆), Đại Hưu
Chánh Niệm (
大休正念), Nghĩa
Đường Châu Tín (
義堂周信).
4- Chùa Jochi (Chùa Tịnh Trí)
5- Chùa Jomyo: Jomyo-ji là một tự viện được xây dựng
vào năm 1188 bởi Ashikaga Yoshikane –Mạc Phủ Kamakura dưới sự trụ trì của nhà
sư Taiko Gyoyu. Thời đó, nó là một ngôi chùa thuộc tông phái Shingon-shu (Chân
Ngôn Tông) với tên gọi là Gokuraku-ji, nhưng sau đó con trai của Yoshikane là
Yoshiuji đã cải tông ngôi chùa thành phái Rinzai-shu (Lâm Tế Tông) và lấy tên
là Jomyo-ji như hiện nay.
 
1/ Viên Giác Tự 円覚寺 (Engaku-ji) 
Viên
Giác Tự (
えんがくじ)ở núi Thụy Lộc, huyện
Thần Nại Xuyên (
神奈川), thành phố Kiếm
Thương (
Kamakura), phía nam Đông Kinh (Tokyo).
Thiền
Vô Học Tổ Nguyên (wúxué zǔyuán
無學祖元 mugaku sogen),
1226-1286, đệ tử của Vô Chuẩn Sư Phạm. Sư sang Nhật vào năm
1279, sư tiếp nối Lan Khê Đạo Long nơi chùa Kiến Trường. Về sau Sư thành lập
chùa Viên Giác. Cả hai chùa được xếp vào Ngũ sơn của Liêm Thương. 
 
Bước vào thấy bảng chùa Viên Giác, hơi lạ chữ Viên  vì quen với chữ Viên
Giác
圓覺
Lâm Tế Tông – Đại Bổn Sơn
VIÊN GIÁC TỰ
 
trên cổng có bảng:
Đọc từ phải sang trái: THỤY LỘC SƠN
Đoàn đến chùa Viên Giác, trên
đường qua thất thầy Long Ẩn, đi ngang gặp một ngôi nhà nhỏ, nhưng có tên quá
siêu việt: Tuyển Phật Trường.
 
Nhớ đến cư sĩ Bàng Uẩn có bài kệ:
  Thập phương đồng tụ hội,
  Cá cả học vô vi,
  Thử thị tuyển Phật trường,
  Tâm không cập đệ quy.
     Mười phương cùng tụ hội,
     Mỗi mỗi học vô vi,
     Ðây là trường tuyển Phật,

     Tâm không thi đậu về.

 
Ở đời tìm cho Có mới khó, trong cửa Phật được chữ Không lại khó. Nghịch lý!
 
Hình như phải lên một cái dốc mới đến thất.
Được Thầy mời vào thất, vừa
uống trà vừa ngắm nghía trên tường treo câu thơ. Mải lo đọc hai câu thơ nên quên chụp hình bàn trà. Xin nhìn tượng Phật nhỏ đặt cạnh chén trà là của Đoàn tặng Thầy đấy ạ.
 
Thư pháp viết tuy khó đọc, nhưng đọc
được vài chữ, có người đoán ra được bài thơ:
 
(Xin bổ túc sau)
 
Tiễn Đoàn về thầy
tặng quyển Thiền Lâm Cú Tập (
禪林句集 Zenrin-kushū).
Nghe tên quen
quen, chợt nhớ tiếng Anh có tập sách này, ghi ra đây, huynh đệ bên
trời Tây nếu thích đọc có thể mua trên Amazone. Trên đó có cả bản tiếng Nhật
như quyển được tặng.
Sau đó Thầy dẫn viếng
chánh điện chùa Viên Giác, và chụp hình lưu niệm. Nhưng vì luôn đứng trong đoàn lúc chụp chung, nên trong
máy không có hình người, chỉ có hình cảnh!


Ra về, ăn trưa
nơi một tiệm có một market nhỏ, thế là lại tìm một ít quà lưu niệm, nếu nói về
giá cả thì so với nước mình, phải nói là quá đắt. Thôi cũng nhờ vậy, nếu không
chẳng đủ ký lô cho hàng đem về làm quà!
 
(mời xem tiếp buổi chiều vào ngày mai)

Ngày thứ 10 trong chuyến đi – 15-10-2015: Kyoto

Ngày thứ 10 trong chuyến đi – 15-10-2015:   Kyoto

1- Kim Các Tự金閣寺 (Kinkaku-ji)
Kinkaku-ji (kanji: Kim Các Tự金閣寺tức chùa Gác Vàng) là tên phổ thông của chùa Rokuon-ji (kanji: 鹿苑寺: Lộc Uyển Tự, chùa Vườn Nai) ở Kyoto, Nhật Bản.
Quần thể chùa được xây vào năm 1393 và dùng làm nơi nghỉ ngơi cho Tướng quân Yoshimitsu Ashikaga (1358- 1408). Con ông cho đổi hành cung làm chùa và thiền viện cho tín đồ Phật giáo phái Lâm Tế.
Trong cuộc chiến Onin (1467-1477), chùa bị đốt cháy rụi nhưng rồi được xây lại.
 Chụp gần rồi lại chụp xa, ngẫm đi nghĩ lại cảnh chỉ là cảnh. Bởi một thoáng bất ngờ khi chạm mặt ngôi chùa này, mọi thứ như lắng đọng bởi vẻ đẹp màu vàng của ngôi chùa tỏa trước nắng. Sau đó
thì tâm vẫn đi theo lối mòn của nó.
 
“Năm 1950, cả nước Nhật bàng hoàng trước tin ngôi chùa theo phái Thiền Kinkakuji hơn năm trăm năm tuổi ở Kyoto bị một tiểu tăng đốt cháy trụi. Từ cốt truyện này, sáu năm sau, Mishima
viết thành một tác phẩm mang đậm màu sắc triết học nhằm lý giải động cơ đốt chùa của kẻ yêu cái Đẹp. Kim các tự trở thành cuốn tiểu thuyết được đánh giá là sẽ khiến mọi người nhớ đến hơn chính bản thân sự thật.”
Yukio Mishima (三島由紀夫 Tam Đảo Do Kỉ Phu) 1925 – 1970: Văn hào Nhật Bản, với tác phẩm Kinkakuji (Kim các Tự) được Đỗ Khánh Hoan và Nguyễn Tường Minh dịch sang tiếng Việt.
Nhân vật chính trong truyện: “Lần đầu tiên khi nhìn thấy ngôi chùa thực sự, Mizoguchi thấy đó chỉ là một tòa kiến trúc xấu xí tầm thường soi bóng xuống mặt ao Tokyo đầy bèo tấm. Cậu nhận thấy Kim các tự trong tưởng tưởng của cậu đẹp hơn nhiều Kim các tự trong hiện thực.”
Tuy rằng bây giờ người thời đó đã quên cốt truyện thế nào, và cũng chẳng muốn đọc lại, có lẽ để Kim Các Tự như ngày mới đọc mơ ước được đến nhìn tận mắt. Bây giờ đứng trước nó, chụp được tấm hình, mà có nằm mơ cũng chẳng bao giờ nghĩ sẽ có một lần đứng trước Kim các Tự này. Nước
Nhật lúc đó thật xa vời như ở một hành tinh nào khác.
Bây giờ đi tham quan Kim các Tự có lẽ chỉ với tâm tình chỉ là thế, mà thôi.
2- Diệu Tâm Tự 妙心寺 (Myoshin-ji)
Kanzan Egen vâng lệnh Nhật hoàng Hanazono (花園天皇) sửa đổi một li cung của ông mà thành chùa Myōshin. Ban đầu,
chùa này chỉ là một ngôi nhà nhỏ, sụp nát, mưa chảy cả vào trong. Tại đây, Kanzan Egen đã dẫn dắt môn đệ rất kĩ lưỡng, nghiêm khắc. Có lần, Quốc sư Musō Sōseki đến viếng thăm và khi trở về, sư bảo các vị đệ tử của mình rằng
“tương lai của Thiền Lâm Tế nằm tại chùa Myōshin”.
Đại Bổn Sơn Diệu Tâm Tự

Myoshin-ji (Diệu Tâm Tự 妙心寺), do thiền sư Kanzan Egen (Quan Sơn Huệ Huyền 關山慧玄1277-1360), tông Lâm Tế kiến lập. Sư là đệ tử của shūhō myōchō (Tông Phong Diệu Siêu宗峰妙超 [1282-1337].
Ban đầu Sư học với Nam Phố Huệ Minh, khi Nam Phố tịch Sư được học với Tông Phong Diệu Siêu.


Sau khi được ấn chứng, Sư lên núi ẩn cư tám năm để tiếp tục tu luyện và trong thời gian này, Sư làm việc hằng ngày trên đồng ruộng, đêm thì tọa thiền trên những tảng đá. Sau thời gian này, Sư nhận lời trụ trì chùa Diệu Tâm. Phong cách giảng dạy của Sư rất nghiêm khắc và cũng nhờ đó mà Lâm Tế chánh mạch được
truyền đến những đời sau qua dòng thiền này.


Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc (白隠慧鶴Hakuin Ekaku [1686-1769]) vẽ lại chân dung ba vị này.
 
Nhìn hình ảnh ba vị Tổ Sư, thật là cảm kích. Dòng thiền Đông Độ sâu và dài cho đến ngày nay, thế kỷ XXI! Trong chuyến viễn du gặp những ánh đèn được truyền từ hội Linh Sơn.
 
Hôm nay Đoàn không gặp được vị Cao tăng phái Lâm Tế, chỉ được mời tham quan và giới thiệu về bức tranh trên trần. Người thuyết minh bằng tiếng Nhật, nên thôi ngắm kỹ bức tranh có tên Unryu-zu (雲龍図屏風) của họa sĩ Kanō Tan’yū (Thú Dã Thâm U 狩野 探幽, 1602 –1674). Đọc chữ Hán ghi bên là Thâm U Pháp Nhãn.
Thấy bức tranh của họa sĩ Kanō Tan’yū trưng bày tại viện bảo tàng Kyoto, nên để vào đây luôn.
 
3/ Kiến Nhân Tự 建仁寺 (Kennin-ji)
Đây là một thiền viện xưa nhất tại Kinh Đô.



Kennin-ji (Kiến Nhân Tự建仁寺): ngôi chùa trung tâm của Phái Kiến Nhân Tự thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, tọa lạc tại
Komatsu-chō (
小松町), Higashiyama-ku (東山區), Phố Kyoto (京都), tên núi là Đông Sơn (東山). Vào năm 1202 (năm thứ 2 niên hiệu Kiến Nhân 建仁), thể theo lời phát nguyện của Thổ Ngự Môn Thiên Hoàng (土御門天皇, Tsuchimikado Tennō, 1195-1231), thí chủ Tướng Quân Nguyên Lại Gia (源賴家, Minamoto-no-Yorriie, 1182-1204) đã mời Vinh Tây (榮西, Eisai) đến làm
tổ khai sơn và lấy niên hiệu mà đặt tên chùa.

Vào năm 1205 (năm thứ 2 niên hiệu Nguyên Cửu [元久]), chùa được hoàn thành, trở thành đạo tràng tu tập cho cả 3 tông Thiên Thai, Chơn Ngôn và Thiền.
Về sau, vào năm 1265, kể từ thời Lan Khê Đạo Long (蘭溪道隆) làm trú trì trở đi, nơi đây trở thành ngôi Thiền tự rất hưng thạnh, được liệt vào hàng Ngũ Sơn (五山, 5 ngôi chùa danh tiếng); và đến thời kỳ Thất Đinh (室町, Muromachi) thì có rất nhiều vị danh tăng rất giỏi về văn chương xuất hiện. Từ ngày thành lập về sau, chùa này đã mấy lần bị hỏa hoạn. (trích Phật Học Tinh Tuyển)

 

Nhờ có Thầy hướng dẫn đưa vào phương trượng của thiền sư Vinh Tây, nơi đây có một bức chân dung của Ngài. Xin phép được chụp lại.
Phương trượng
Thiền sư Vinh Tây Minh Am
Sau đó Đoàn qua Pháp đường, trên trần lại có bức họa Nhị Long, bức này vẽ hai năm mới hoàn thành.
Thấy rồng trong Pháp đường, nghĩ đến mưa pháp cũng được. Mưa pháp vẫn thường được dẫn dụ cho một thời các bậc Thầy giảng pháp, người nghe pháp như cây cỏ tùy phần mà nhận.
Hi hữu nhất trong buổi chiều này là đến nơi mộ tháp của Ngài, mấy trăm năm qua vẫn như đang hiện diện.
Mơ hồ chẳng biết phải chăng đã từng gặp trong giấc mộng năm xưa!
Phù Tang Tâm Tông – Đệ Nhất Khai Sơn
Thiên Quang Tổ Sư Vinh Tây Thiền Sư Nhập Định Tháp
4/ Tam Thập Đại Gian Đường三十三間堂(Sanjusangendo
Hall)
Chùa thuộc tông phái Thiên Thai Tông Nhật Bản và được xây từ thế kỷ thứ 12. Tuy có tên chánh thức là Liên Hoa
Viện nhưng người ta hay gọi là chùa Tam Thập Tam Gian vì chánh điện làm bằng gỗ có 33 gian.

Chiều dài của ngôi điện này vào khoảng 120 mét. Ðây là kiến trúc tôn giáo bằng gỗ dài nhất Nhật Bản.
Lúc đầu nghe đến chùa này, tâm cũng không hứng thú gì lắm, nhưng khi bước vào bên
trong, thì thật choáng váng với hàng ngàn bức tượng Quan Âm.
 
Hình ảnh này chúng tôi được thấy từ nhỏ, trong một tập tranh. Đâu biết chính là nơi
đây. Cái cảm giác bất ngờ gặp một hình ảnh mà mình không ngờ đã gặp từ trước, thật khó diễn tả.
Vì không được chụp hình, nên chúng tôi scan vài bức tranh trong tập sách bán tại phòng lưu niệm, và chú thích vài dòng để huynh đệ thưởng lãm.
Chùa được thành lập do Thiên Hoàng Go-Shirakawa (Hậu Bạch Hà Thiên Hoàng後白河天皇 Go-Shirakawa-tennō), người rất kính mộ Kannon Bodhisattva (Bồ Tát Quan Thế Âm).
Nên có 33 gian tượng trưng cho 33 hóa thân của Bồ Tát Quan Thế Âm.
Chùa bị hỏa hoạn năm 1249, và được Emperor Go-Saga (後嵯峨天皇
Go-Saga-tennō) xây cất lại theo mẫu cũ.   
Nơi đây có 1001 tượng. Tượng chính có hình dáng:
Mỗi tượng mang một nét riêng:
 
Ra
khỏi gian nhà gỗ dài, chiều đã xuống. Ngày mai sẽ đi tàu lửa cao tốc về
Karakuma.
(Còn tiếp)

Ngày thứ 9 – 14/10: Koyasan – Nara

Ngày thứ 9 – 14/10:   Koyasan – Nara –
Kyoto
Khởi hành đi Nara (Nại
Lương)
Thời kỳ Nara (Nara-jidai; Nại
Lương thời đại 
奈良時代) của lịch sử Nhật Bản kéo
dài từ năm 710 đến năm 794.
 
Kinh đô Nara được xây dựng theo
mô hình của Tràng An
長安
kinh đô của nhà Đường, Trung quốc. Trong những lãnh vực khác, tầng lớp thượng
lưu Nhật Bản đã lấy người Trung quốc làm kiểu mẫu, kể cả du nhập chữ viết của
Trung quốc (Kanji
漢字) và Phật giáo.
Theo Sử Phật Giáo Nhật Bản, nước Bách Tế (một
trong Tam Quốc Triều Tiên: Bách Tế, Tân La, Cao Câu Ly) truyền Phật Giáo đến Nhật
Bản vào thế kỷ thứ VI nhằm thời đại Phi Điểu 
飛鳥時代 (Asuka Period 593-710).
 
Dưới thời vua Thánh Ðức 聖徳 (j: sho­kotu,
593-621), Phật giáo trở thành quốc giáo. Năm 594 nhà vua ra lệnh cho dân chúng
phải thờ phụng Tam bảo. Ông khuyến khích dịch và viết kinh sách, bản thân ông
cũng viết luận giải về các kinh (Duy-ma-cật
sở thuyết kinh
) và cho xây chùa
trên khắp đất
nước
và thành lập Pháp Long tự
(j: hō­ryū-ji) nổi tiếng ở Nại Lương
(nara)
,
đây
ngôi chùa gỗ có tuổi thọ lâu nhất trên thế giới.
 
1/ Pháp Long Tự 法隆寺 (Horyu-ji)
 
Toàn cảnh Pháp Long Tự
 
Khi đọc sử Phật
Giáo Nhật Bản thấy chùa Pháp Long được nhắc đến, nên lòng hăm hở đến viếng.
Đoàn đến vào buổi sáng, nhìn nơi đậu xe có hơi thất vọng, vì chẳng thấy ra vẻ
gì chùa xưa. Sau đó mới biết đây chỉ là bãi đậu xe, phải đi bộ một đoạn khá xa
mới đến chùa.
Trong Bách Khoa Toàn Thư (wikiwand) ghi:
Hōryū-ji (法隆寺, ほうりゅうじ, còn được biết
với tên Pháp Long Tự) là
một ngôi 
chùa Phật
giáo
ở Ikaruga, tỉnh Nara, Nhật Bản, là một phần của Quần thể kiến trúc Phật giáo khu vực chùa Horyuji. Tên đầy đủ là Hōryū
Gakumonji
 (
法隆学問寺, ほうりゅうがくもんじ).
Công trình bằng
gỗ cổ nhất thế giới, kiến thiết từ 
thế kỷ
thứ 7
.

Như vậy trải qua một ngàn mấy trăm năm chùa gỗ vẫn còn tồn
tại, thật không biết gỗ gì mà bền đến thế. Thật xứng đáng đến để tận mắt nhìn.
Thế giới mênh mông mà ngôi chùa này cổ nhất.

Ngũ Trùng Tháp

Mỗi người đều chụp một góc
nào đó theo ý, người đông nên chụp cho được cảnh không có người đông đảo cũng
hơi khó.

Trong khuôn viên chùa có tòa nhà trưng bày cổ vật, nơi đó thấy có hình thái tử Thánh Đức. Tiểu sử được ghi chú khá rõ ràng.

Thái tử Shotoku cùng em trai (trái: Hoàng tử Eguri) và con trai trưởng
(phải: Hoàng tử Yamashiro).
Rời Pháp Long
Tự, đi tiếp về hướng Bắc, xem bản đồ thấy từ Phi Trường đến gần đây hơn. Nhưng
nếu đến những nơi này trước, có lẽ hình ảnh về đất nước Nhật Bản chưa để lại ấn
tượng buổi đầu.
Thật tình cảm
tạ ban tổ chức đã chọn cảnh trí Thanh Tịnh Tâm Viện để đến đầu tiên, một cảnh trí “rất Nhật” theo ấn tượng được coi trong sách vở.
 
2/ Đông Đại Tự東大寺(Todai-ji)
 
Tōdai-ji (Đông Đại Tự東大寺 ) là một ngôi chùa Phật giáo nằm ở thành phố
Nara, Nhật Bản. Điện chính của chùa (Đại phật điện), được biết đến như là quần
thể kiến trúc gỗ lớn nhất thế giới và là nơi có tượng đồng của Phật Tỳ Lô Giá
Na.
Vì muốn thấy chữ Đại Hoa Nghiêm Tự, nên không thể chụp toàn cổng được.
Biết không thể chụp được hình chánh diện, nên mua một tấm card postal để nơi đây.

Đây là Đại bản
sơn của Tông Hoa Nghiêm, có tượng đồng Phật Tỳ Lô Giá Na.

Hoa nghiêm tông (j: kegon-shū) Nhật Bản dựa trên giáo lí
của Hoa nghiêm tông Trung Quốc, được Thẩm Tường (
; c: shěn-xiáng; j: shinshō; K: Simsang// Tăng Đại Hàn
thời vương quốc Tân La
) truyền qua Nhật năm 740.
 
Ðại
sư người Nhật đầu tiên của tông Hoa nghiêm là
Lương Biện (良弁,
良辨; j: roben, 689-772).
Thánh
Vũ Thiên hoàng (j:
shōmu, 724-748) là người muốn trị
nước theo nguyên công án của tông Hoa nghiêm. Ông cho xây Ðông Ðại tự ở Nại
Lương (
nara), sau đổi tên là chùa Hoa nghiêm, trong đó có một tượng
Phật Ðại Nhật (
vairocana). Ngày nay chùa này vẫn là một trung tâm của Hoa nghiêm
tông Nhật Bản. Hoa nghiêm tông đóng một vai trò quan trọng trong nền triết lí
Phật giáo tại Nhật và kinh
Hoa nghiêm
được diễn giải để bảo vệ
cho quan điểm thống nhất quốc gia. (
Đoạn nói về Hoa Nghiêm tông theo tự điển Chân Nguyên-Đỗ Quốc Bảo)
Tượng Tỳ Lô Giá Na bằng đồng
Trước cổng
chùa, nai đi lang thang tự do, nai không sợ người, có thể vuốt đầu nai cũng
được. Mọi người đua nhau chụp hình, nhưng người đông thật khó mà ghi một cái
hình coi cho được.
Đành mượn đỡ tấm hình của wikiwand để xem
Trong khuôn viên có Khai Sơn Đường, nơi để tượng ngài Lương Biện Tăng Chính.

 

Có một gian trưng bày mô hình của Đông Đại Tự rất chi tiết và công phu. Không biết trong Đoàn có chụp lại không, bây giờ nghĩ lại mới tiếc sao lúc đó không chụp vài tấm!
 
3/ Thanh Thủy Tự
(Kiyomizu)
 
Chùa Kiyomizu (tiếng Nhật: 音羽山清水寺),
romaji: Otowasan Kiyomizudera) ở núi Dã Vũ Sơn (Otowasan)
là một ngôi chùa thờ Quan Âm
nghìn tay ở thành phố Kyoto, Nhật Bản. Cái tên Kiyomizu có nghĩa là thanh thủy
(nước thiêng) và trở thành tên hay được gọi nhất của chùa.
Chùa được sư Enchin (Viên Trân円珍 [814–891]) chủ trì xây dựng vào năm 778 (Quang Nhân
Thiên Hoàng 光仁天皇, niên hiệu Bảo Quy
寶龜thứ chín)
thời kỳ Nara (Nại Lương). Chùa bị cháy nhiều lần, kiến trúc hiện nay được xây từ
năm 1633.
 
Chiều xuống nhanh, không thể đi xa nên đến viếng
Thanh Thủy Tự, đã gần tới giờ đóng cửa nên phải gấp gấp tham quan!
 
Đường lên chùa hai bên là dãy phố hàng lưu niệm, nhìn
choáng cả mắt, chẳng biết nên mua gì để lưu niệm! Đồ gốm thì quá nặng, tranh
ảnh thì chưa biết sẽ treo đâu… Còn những món vừa ý thì có lẽ vượt xa khả năng
tiền. Mới thấy ý mình chọn hình như ít khi nào “ít muốn, biết đủ”. Cuối cùng
chắc có ai đó mua được gì đó để làm quà cho người ở đâu đó.
Vì đi nhanh mà đường lên dốc cao, nên khó nhớ mình
đã đi qua những gì. May tìm được một bản đồ, bây giờ xem lại mới biết khả năng
đi nhanh qua dốc của Đoàn thế nào.
Đường lên dốc khá đứng, đi
rất mỏi chân, nhất là sau khi đã đi bộ cả ngày! Nhưng nghe nói ở đây có “nước
thiêng” cố đi lên cho biết. Trong bản đồ là địa điểm Otawa Waterfall, khi đến
rồi đành làm thinh mà đi xuống. Có chụp hình nhưng để lên đây nhìn thất vọng
thêm! Phải gỡ xuống.

Ngày thứ 8 trong chuyến đi – 13-10-2015: Koyasan – Cao Dã Sơn

Ngày 8 – 13/10:   Koyasan – Cao Dã Sơn
Theo lịch trình thì sáng nay sẽ tham dự thời thiền buổi sáng tại Thiền viện
 
Tôi bỏ giờ thiền này, ngồi trong phòng uống trà một mình, bâng quơ về một đời trôi qua. Về những ước mơ khi còn tuổi trẻ, và những nghĩ suy khi bước đến tuổi già.
Không khí trầm lắng, khung cảnh tịch mịch khiến người ta nhớ đến quyết tâm của một thời tuổi trẻ, “Đơn đao đột nhập vô thượng giác, chướng ngại bát phong không chướng ngăn”…
Tham quan Áo Dã Tự (Okuno-in)
Chọn cảnh rực rỡ nhất trước khi bước vào rừng mộ tháp
Là nghĩa trang rộng lớn nhất Nhật Bản, nghĩa trang Okunoin có tới
200.000 phần mộ và 100 ngôi đền trải dọc con đường dài gần 2km ở rừng Mount
Koya. Có những bia mộ có tuổi đời đến hàng thế kỷ.

Lăng của Kobo Daishi (Không
Hải Đại Sư)- người sáng lập Phật giáo Shingon  (Chân Ngôn Tông) được đặt tại đây, được chiếu
sáng bởi 10.000 lồng đèn. Dân địa phương truyền rằng linh hồn Kobo Daishi vẫn
ngồi thiền giữa chốn liêng thiêng, độ trì phúc lành cho người dân

Rêu phủ mộ xưa
Nhìn rêu phong trên mộ biết thời gian trôi qua đã rất lâu . Đặc biệt nơi khu mộ tháp này cây tùng dương rất cao, và cả một rừng tùng nên không khí có vẻ trong lành. Không bị cảm giác ẩm thấp của mộ. Cây lâu đời đến nỗi lớn dần và ba cây chụm lại như núi cao. 
 
Đại sư Kūkai (Không Hải 空海, 774-835) còn được gọi là
kōbō daishi (Hoằng Pháp Đại Sư
弘法大師,), là một vị Cao tăng Nhật
Bản, sáng lập Chân ngôn tông (shingon-shū)—dạng Mật tông tại Nhật. Sư tu học Mật
tông tại Trung Quốc theo sự hướng dẫn của sư phụ là Ngài Huệ Quả. Sau về Nhật mở
đạo trường tại núi Cao Dã, về sau trở thành trung tâm của Chân ngôn tông.
Hoằng Pháp Đại Sư tôn tượng

Nơi đây mộ tháp và tạc hình  Đại Sư Không Hải.
Chuyện kể về cuộc đời Ngài khá nhiều, và rất nhiều tình tiết lạ. Xin tạm trích trong Phật Học Tinh Tuyển về tiểu sử của Ngài

 Với lòng quan tâm rất lớn đối với Mật Giáo, vào năm 804, lúc 34 tuổi, ông được cho đi theo cùng với Đằng Nguyên Cát Dã Ma Lữ (藤原吉野麻呂) sang nhà Đường. Giữa đường cả hai người gặp nhiều trắc trở trên biển cả, nhưng cuối cùng cũng đến được kinh đô Trường An.Năm sau từ tháng 5 đến tháng 12, ông theo hầu hạ Huệ Quả (惠果) ở Thanh Long Tự (青龍寺), và được thọ nhận lễ Quán Đảnh và kế thừa bí pháp từ vị này. Bên cạnh đó ông còn theo học pháp với Bát Nhã Tam Tạng (般若三藏), nhưng vì vào tháng 12 Huệ Quả viên tịch, nên tháng 10 năm sau (806), ông phải trở về nước, mang theo nhiều kinh luận và pháp cụ Mạn Trà La. Đến năm 36 tuổi, ông đến trú tại Cao Hùng Sơn Tự (高雄山寺) vùng Kyoto và bắt đầu thắp sáng ngọn đèn Chơn Ngôn Mật Giáo tại đây. Từ đó, ông được Tha Nga Thiên Hoàng (嵯峨天皇, Saga Tennō) ủng hộ và chấp nhận cho phát triển Chơn Ngôn Tông. Thêm vào đó, ông còn giao tế với Tối Trừng (最澄, Saichō) của Thiên Thai Tông và đã từng truyền thọ pháp Quán Đảnh cho vị này cùng với đệ tử của ông. Đến năm 816, lúc 43 tuổi, ông đến khai sáng vùng Cao Dã Sơn (高野山, Kōyasan) và trãi qua quãng đời cuối cùng của ông tại nơi đây. Đến năm 823, lúc 50 tuổi, nơi đây đã trở thành đạo tràngcăn bản cho Chơn Ngôn Tông, và quần thể tháp đường cũng được kiến lập nên. Chính trong khoảng thời gian này, Không Hải đã bố giáo cho rất nhiều đệ tử, thuyết giáo cho rất nhiều người và xây dựng nên giáo đoàn của Chơn Ngôn Tông. 

Có một điều thú vị là năm 806, trước khi về Nhật Bản sau khi thăm Trung Quốc, Ngài tới thăm Hòa thượng Sưởng Pháp và có bài thơ này.

在唐觀昶法和尚小山
  看竹看花本國春,
  人聲鳥哢漢家新。
  見君庭際小山色,
  還識君情不染塵。
Tại Đường quán Sưởng Pháp hoà thượng tiểu sơn
Khán trúc khán hoa bản quốc xuân,
Nhân thanh điểu lộng Hán gia tân.
Kiến quân đình tế tiểu sơn sắc,
Hoàn thức quân tình bất nhiễm trần.
Tạm hiểu như sau:
Xem trúc, xem hoa nơi nước Ngài vào mùa xuân,
Tiếng người, tiếng chim rộn rã làm mới nước nhà.
Thấy cảnh sắc ngọn núi nhỏ trước sân,
Cũng biết tâm ông chẳng nhiễm bụi trần.
 
Chiều tham quan Đàn Thượng Già Lam 高野山壇上伽藍 (Danjo Garan)
Cao Dã Sơn Chân Ngôn Tông
 
 
Căn Bổn Đại Tháp
Đi tham quan nghe giới thiệu đôi dòng, nhưng vì không quen nên mọi thứ cũng không rõ ràng lắm.
Một nơi chốn được bao quanh bởi 8 ngọn núi, và khách du lịch khá đông. Sự cúng bái lễ lạy rất nhiều. Muốn đánh thức niềm tin về bản tâm trong sáng trong mỗi người cũng không phải chuyện dễ.
Trong mỗi người có một niềm “sợ hãi thầm lặng”, nên khi nương tựa nơi đây nghe an tâm hơn. Có được sức che chở hộ trì, có lẽ tâm dễ chịu hơn. 
Có một nhận định thế này về Chân Ngôn Tông: 

Chân ngôn tông tôn xưng Phật Đại
Nhật (sa. vairocana), chính là Pháp thân vô tận, là vị Phật nguyên thuỷ tuyệt đối,
và chỉ kẻ được quán đỉnh mới được tu tập theo tông này. Phái này chủ trương
không thể diễn tả giáo pháp bằng văn tự mà chỉ bằng hình ảnh nghệ thuật và vì vậy
các mạn-đồ-la đóng một vai trò quan trọng trong tông này.

Ra khỏi cổng đi bộ dần xuống dốc, giữa đường đến Kim Cang Phong Tự.
Kim Cang Phong Tự 金剛峰寺 (Kongoby-ju アクセス)
 
Đây là tổng bản sơn của Chân Ngôn Tông tại Cao Dã Sơn. 


Nơi đây tìm được một ấn bản “Cao Dã Sơn Đại Già Lam” và “Koyasan” bằng tiếng Anh, hình ảnh khá rõ ràng và chi tiết. Khi xem lại, mới hình dung hết những gì đã xem từ sáng đến giờ. Trong tập sách kể về sự thành lập Cao Dã Sơn và cuộc đời Không Hải Đại Sư, cùng những cảnh chùa thuộc vùng này. 


Đang đứng nhìn bâng quơ thì có người đến chỉ nhìn cây cầu, đôi lúc có những cảnh chẳng liên quan quan gì đến điều đang xem và ghi chép nãy giờ, nhưng lại làm nhẹ đi những gì đang quan tâm.

Trên đường đi ra, có một góc nào đó, có một hình ảnh chiếc thất ẩn cư. Có lẽ mái lá dầy nên có nhìn mạnh mẽ hơn thất bằng lá dừa hay tranh. Quê nhà như hiển hiện, quên rằng mình đang đứng trên đất khách.

Bạn bảo ai cũng đang trên đất khách, ai cũng đang đứng tại quê nhà!

(Còn tiếp)

Ngày thứ bảy trong chuyến đi: 12-10-2015 Gyeonju – Busan – Osaka (Nhật Bản)

Lấy máy bay từ Busan đến Osaka (Đại Phản Thị 大阪市)

Buổi sáng đi sớm hơn dự định nên không kịp điểm tâm tại khách sạn.
Tiếc nhỉ! Vì sao tiếc, nếu có ăn sáng thì cũng chỉ tách cà phê và một khoanh bánh mì với chút bơ hay mứt gì đó. 
Ngẫm nghĩ thấy có chút gì hay hay trên con đường đã đi qua. Cứ làm thinh mà đi, cứ làm thinh mà biết những ý nghĩ lướt qua tâm. Sư huynh bảo, đơn giản vậy mà một đời đấy!
Đến phi trường tuy khá sớm, nhưng Đoàn đi đông, kiểm tra passport và vé nên thành hơi trễ, không kịp ghé đâu, chỉ kịp đem theo một cái bánh ngọt và chai nước. Chai nước chưa kịp mở nắp, khi scan qua security, người nhân viên nhã nhặn xin phép giữ lại, và tôi chỉ còn một lời xin lỗi. 



Khoảng cách giữa Busan và Osaka hơi gần, nên chẳng mấy chốc đã thấy máy bay đáp xuống. 


Thành phố Ōsaka là thành phố trung tâm hành chính của phủ Ōsaka và là thành phố lớn thứ ba ở Nhật Bản với dân số 2,7 triệu người. Thành phố Ōsaka nằm ở vùng Kinki trên đảo Honshu, ngay cửa sông Yodo trên vịnh Ōsaka.



Sân bay Quốc tế Kansai xây dựng trên một đảo nhân tạo giữa vịnh Osaka (Đại Phản Quan Tây大阪關西). Phi trường này chịu nhiều khó khăn bởi nó là một đảo nhân tạo, lại không có vật chắn gió nên khi gió lớn, máy bay sẽ không đáp xuống được. May là khi Đoàn đến trời yên biển lặng. Còn những khó khăn khác như hàng năm đảo đều bị lún, hay bị muối biển ăn mòn thì chưa phải lo nghĩ khi máy bay đáp xuống! 

 

Chỉ có điều tìm thức ăn trưa hơi khó, nhưng cũng tìm được một ít cơm trắng và cũng có quán cà phê Starbucks để thức qua buổi trưa mà thưởng thức con đường đến núi Koya.
 
Kōya-san (Cao Dã Sơn 高野山) là một ngọn núi tại tỉnh Wakayama (Hòa Ca Sơn 和歌山県 ) nằm ở bán đảo Kii thuộc vùng Kinki-chiho (Cận Kỳ Địa phương 近畿地方).trên đảo Honshū, thuộc phía Nam Osaka. Núi non chạy suốt chiều dài đảo Honshū. 
*Đảo Honshū (Bản Châu 本州,
là đảo lớn nhất của Nhật Bản). Đảo này có cố đô
Kyoto
tại Nara (Nại Lương), và Đông Kinh
Tokyo
hiện là thủ đô Nhật. Vùng Chugoku (Trung Quốc Địa Phương 中国地方)
thủ phủ Hiroshima (Quảng Đảo 広島)
*Đảo Kyushu (Cửu Châu 九州) vì vào thời kỳ Asuka ở đây
có chín tỉnh. Thành phố Nagasaki (Trường Kỳ 長崎) thuộc đảo này.
Nhìn bản đồ thấy đường đi khá xa, lại lên núi với độ cao 800 cũng khá ngoằn ngoèo, nhưng chỉ lặng mà nhìn, lặng mà nghe.
 
Khi xe dừng nơi Thanh Tịnh tâm Viện, thì lúc đó mới cảm nhận nước Nhật là thế nào, những hình ảnh chỉ thấy trong tranh bây giờ đang trước mắt. Đến nỗi bây giờ nhớ lại, cảnh vật hiển hiện như trong một giấc mơ nào đó.
 
Cái thanh nhã khó mà bắt chước và cũng chẳng thể. Bởi ai cũng muốn có một sắc thái rất riêng cho quốc độ của mình.
Thanh Tịnh Tâm Viện
Đường vào Thanh Tịnh Tâm Viện
Đến khi vào phòng nghỉ thì có cảm tưởng như bước vào một thước phim Nhật Bản, đã từng được xem.
Nhớ ngày xưa khi thiết kế, muốn thiết kế một căn phòng có cửa đẩy thế này, nhưng rồi cũng chưa bao giờ thực hiện được. Cửa đẩy rất nhẹ không gây tiếng động, nhưng cái bất tiện là làm bằng giấy, nên khi nói chuyện phải thấp giọng nếu không muốn làm phiền người phòng bên cạnh. 
Và tuy không khuyến khích giữ yên lặng nhưng cũng như là lặng yên! Chỉ thể ngồi đọc sách dưới ánh đèn hoặc tọa thiền.
Rồi bước vào phòng ăn
Một buổi tối tự do muốn dạo phố hay nghỉ ngơi. Nhưng cái bất ngờ là mới 7giờ tối mà phố xá lặng yên, tất cả cửa hàng đều đóng. 
 
Đi trong một thành phố lặng im! Không thấy xe chạy hay người đi, chỉ thấy bóng mình hắt xuống bên đường.
(Còn tiếp)